Nhà văn Nguyễn Mộng Giác qua đời - BM góp nhặt
Theo thông báo từ gia đình, nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã từ trần vào lúc 10 giờ 15 phút tối ngày 2 tháng 7 năm 2012 tại tư gia, thành phố Westminster, Orange County, thọ 73 tuổi. Ông qua đời để lại vợ, bà Nguyễn Khoa Diệu Chi, và ba con, hai gái một trai đều đã thành đạt.
Nhà văn Nguyễn Mộng Giác sinh ngày 4 tháng 01 năm 1940 tại Xuân Hòa, huyện Bình Khê, bây giờ đổi thành huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Thời kháng chiến chống Pháp 1946 đến 1954, ông đi học tiểu học và trung học tại vùng kháng chiến. Sau Hiệp định Genève 1954, tiếp tục học tại trường Trung học Cường Để, Quy Nhơn, trường Võ Tánh, Nha Trang, rồi học năm chót của bậc trung học tại trường Chu Văn An, Sài Gòn. Ông tốt nghiệp thủ khoa Đại học Sư phạm ban Việt Hán tại Huế năm 1963. Ông dạy tại trường Đồng Khánh, Huế hai niên khóa, rồi đổi vào Qui Nhơn làm hiệu trưởng trường Cường Để, rồi làm Chánh sở Học chánh tỉnh Bình Định cho đến năm 1974 thì vào Sài Gòn làm chuyên viên nghiên cứu giáo dục tại bộ Giáo Dục.
Ðến cuối đời, có gì để tiếc? - Thầy Hồ Thành Huân Sưu Tầm
Một bài viết của một cô y tá người Úc dạy mình nhiều bài học về lẽ sống ở đời. Bài viết được truyền đi trên Internet, nhiều người bấm “like.”
Có một trang blog chỉ in lại bài này thôi mà cũng được tới 52,000 người bấm nút “like.”
Bài viết mang tựa đề “5 nỗi hối hận của người sắp qua đời,” cho thấy những điều người ta tiếc nuối khi biết mình sắp chết.
Tác giả Bronnie Ware là một nhạc sĩ sáng tác, từng là y tá chuyên điều trị người sắp chết. Ðây là những bệnh nhân biết mình không qua được, không muốn chữa trị nữa mà về nhà chờ ngày ra đi vĩnh viễn.
Chén Cơm Tình Nghĩa - Hai Râu
Năm 1968, khi biết được trúng tuyển vào lớp đệ Tam trường Trung Học công lập Nông Lâm Súc Bình Dương, tôi rất mừng vì con đường học vấn của tôi không bị gián đoạn. Tôi gom hết số tiền dành dụm được trong suốt thời gian vừa đi học vừa gánh nước mướn từ lớp đệ thất đến lớp đệ tứ, mua chiếc xe đạp cũ để làm phương tiện đi học cho những năm kế tiếp.
Ðầu tiên tôi chỉ có chút ít khái niệm về ngành Nông Lâm Súc, chỉ biết chắc một điều là tôi không phải đóng tiền đi học.
Những Điều Thú Vị Trong Trà Đạo Của Người Nhật - Trần Thị Hường Sưu Tầm
Người Lớn Tuổi Sử Dụng Computer - Thầy Huỳnh Văn Công Sưu Tầm
Nghiên cứu cho thấy người cao niên sẽ cải thiện trí nhớ nếu chịu khó lên mạng Internet. Theo kết quả nghiên cứu được trình bày tại cuộc hội thảo thường niên của Hội Society for Neuroscience thì người cao niên có thể cải thiện tình trạng thiếu minh mẫn, và tránh được bệnh hay quên ngắn hạn của tuổi già nếu chịu khó làm việc tìm tòi trên Internet.
Một toán chuyên gia của Đại Học Los Angeles đã “scan” não bộ của 24 cụ cao niên (một nửa các cụ thường xuyên lên Internet, còn nửa kia thì không) với mục đích tìm xem Internet tác động ra sao trên não bộ các người già.
Paris, người Việt và tranh Lê Tài Điển - Thụy Khuê
Để tìm những ký hiệu ngôn ngữ gắn bó với con người, tôi thường hình dung những chữ phù hợp với phong cách nghệ thuật của một vài nghệ sĩ, ví dụ với Lê Thị Lựu là niềm âu yếm, dịu dàng; Vũ Cao Đàm là những mãnh liệt thầm kín; tranh Nguyễn Trung chứa đựng khát vọng dục tình... nhưng chưa bao giờ nghĩ đến một ký hiệu cho tranh Lê Tài Điển bởi hội họa của ông với tôi là bí mật, dù đã quen nhau rất lâu và cùng sống trên đất Pháp. Có một chữ gần ông nhất là ít : nói ít, viết ít, vẽ ít...
Đứa Con Dị Chủng - Thầy Hồ Thành Huân Sưu Tầm
Lúc gần đây báo chí và các đài TV Việt ngữ bàn tán xôn xao về ông Phó Thủ Tướng Đức gốc Việt. Tôi thật sự cảm động muốn khóc, không phải vì ông là người có tài, đẹp trai, ăn nói khôn ngoan hay làm lớn mà vì nếu cha mẹ nuôi không mang ông về Đức, chắc hôm nay ông cũng đã là kẻ lang thang đầu đường xó chợ ở một nơi nào đó trên đất nước Việt Nam.
Bạn tôi muốn kể cho quý vị nghe về một đứa trẻ bụi đời, lang thang đầu đường xó chợ trên đất Hoa Kỳ, nhờ mẹ nuôi Việt Nam mang về chăm sóc, dậy dỗ đã trở nên người hữu dụng.
Tôi lượm được thằng Michael ở bên xa lộ 45 South trên đường từ Houston đi Clear Lake. Dạo đó vào khoảng năm 1982, tôi mới ra trường và bắt được một việc làmtốt,cho cơ quan NASA ở Houston trong Mission Control Center, do một ông bạn học cùng lớp giới thiệu. Cuộc đời tôi gặp bao nhiêu là may mắn bất ngờ, đúng là trời cho. Cho nên tôi vẫn nhớ ơn ông Trời, cố gắng học làm người tử tế, dù có chịu thiệt thòi cũng cam lòng.
Tưởng Nhớ Cha - Yên Sơn
Con lên phi cơ bay về vùng biển
Bỗng nhớ thương cha nước mắt tuôn tràn
Tháng Tư nào khi quốc biến gia tan
Con bỏ xứ lái tàu bay về biển
Con xa mẹ lìa cha vì cuộc chiến
Bao nhiêu năm sương gió dạn dày
Để đau thương tràn khắp một ngày
Con đâu biết đó là lần vĩnh biệt
Con nào biết !
Cha ơi con nào biết
Cha soát từng giọt máu trở về tim
Chiếc Bàn Đá và Những Câu Chuyện Về Cha Tôi - Ngữ Yên
Ở Sóc Nóc vào những năm 40, mẹ tôi là người gánh hàng rong đi bán dạo ở các chợ, tối đến còn vào các sòng bài bán đồ nhậu cho các ông mê chuyện đỏ đen. Có bữa lính mã tà ruồng bố các con bạc chạy hớt hải, mẹ tôi cũng chạy muốn hụt hơi tuy rằng bà không dính dáng gì chuyện phạm pháp. Vậy mà một tay bà gồng gánh nuôi một lũ con thơ dại gồm mười người. Bà còn là một tay công cấy có hạng nên các trùm vạn rất thích, tới mùa cấy là kêu đi suốt. Bà vừa cấy vừa hò đối đáp, tiếng bà nếu xuôi gió nghe vang xa cả cây số, trai làng hò không kịp đành phải chịu thua.
Trang 88 trong 106 trang