Còn Thơm Mùi Củ Sắn Năm Nào - Đổng Ngọc Chiếu

Gởi Em Một Chút Nắng Vàng - Áo Nâu Xưa
Người Việt Nam Đầu Tiên Đặt Chân Đến Mỹ - Thầy Hồ Thành Huân Sưu Tầm
Đó chính là ông Trần Trọng Khiêm, sinh năm 1821 quê làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, nay là xã Xuân Lũng (Lâm Thao, Phú Thọ).
Ông Trần Trọng Khiêm vốn sinh ra trong một gia đình thế gia vọng tộc. Vào năm 20 tuổi do điều kiện buôn bán nên ông thường phải vắng nhà. Lợi dụng điều đó tên Cai tổng trong làng luôn tìm mọi cách để quyến rũ vợ ông. Một sớm nọ bà đi chợ, tên Cai tổng đã bất ngờ cho lính bắt cóc đưa về nhà cưỡng bức. Bà kiên quyết chống cự lại nên bị đánh chết và vứt xác mất tích. Khi ông Khiêm về nhà nghe chuyện, quá uất hận ông liền cầm dao giết chết tên Cai tổng để trả thù cho vợ. Sau đó bị truy nã, ông phải trốn xuống Phố Hiến (Hưng Yên) làm việc trên một tàu buôn ngoại quốc.
Những Đứa Con của Má - Song Nhi (sưu tầm)

Hồi nội đem trầu cau cưới má về cho ba. Nhiều người nói má có phúc lấy chồng ăn học đầy mình. Đã vậy còn đẹp trai con út, vườn ruộng thì mênh mông. Bên xứ đó biết bao con gái vậy mà qua tuốt miệt này cưới má. Sau đám cưới một tuần má lên chức má liền. Không phải má của Dung đâu. Bởi lúc đó Dung còn là một sinh linh bay phất phơ tận phương nào. Má thành má của một đứa nhỏ hai tuổi ốm nhách ốm nhom tên Xiêm. Con của ba với một cô miên lai nào đó ở miệt Sóc Trăng – Trà Vinh.
Bỗng Dưng Có Tiếng Thở Dài... - Hai Râu
Sài Gòn hơn ba trăm năm xây dựng, chưa bao giờ vắng bặt bước chân đi. Sài Gòn của những mùa thi, những mối tình học trò vừa chớm nở, của những ly chanh đường, những ly nước mía ngọt Viễn Đông, những buổi cơm tay cầm vội vã.
Sài Gòn bỗng dưng vắng lặng, từng con đường, góc phố, từng con hẻm nhỏ mênh mông chạy dài hun hút.
Sài Gòn còn đâu nữa những tà áo trắng lúc tan trường về. Những đại lộ giờ đây vắng hoe không một bóng người. Sài Gòn của những lần chờ đợi ai đó trước cổng trường giờ tan học.
Mầy Tao Ơi - Hai Râu
Thời gian trôi qua quá nhanh, mới ngày nào đó tụi mình còn chơi đánh đũa, nhảy dây, tạt lon, tạt hình, đánh đáo…
Nhiều hơn nữa, những kỷ niệm thời còn đi học, những kỷ niệm mình tập tành đi o-mèo khi tuổi vừa mới lớn. Hoặc giã cũng biết chút điệu đà e thẹn, chải lại mái tóc trước khi đi đến trường, và cũng không biết được hôm nay trời mưa hay nắng? Có ai làm cái đuôi đi theo mình không?
Có một hôm, tiềm thức bỗng sống lại qua hình ảnh ai đó, những câu chuyện vui nhắc lại kỷ niệm tuổi học trò, những nụ cười dễ thương của bạn mình… Hai tiếng gọi thân thương "Mầy-Tao" đã trả tôi về quá khứ.
Tiểu Tử, những giọt nước mắt, những tiếng thở dài - Từ Thức

Vạt Nắng Sân Trường - Nguyễn Thành Chung

Chuyến Đi Tìm Hoài Niệm - (Lưu An) - Thầy Hồ Thành Huân Sưu Tầm
(Viết riêng cho H. và những người bạn miền sông nước Cửu Long)
Một trong những thú vui của tôi khi về thăm Việt Nam là được lang thang một mình, hoàn toàn tự do không bị gò bó với thời gian, nơi chốn hay phải theo một chương trình đã được xếp đặt trước cho nhiều người. Với tôi, rất đơn giản, chỉ khoác lên vai cái ba lô nho nhỏ đựng hai bộ quần áo đơn sơ, vài vật dụng cá nhân, thế là đủ cho một cuộc du hành cá nhân thích thú, hợp với bản tính lang bạt cố hữu của mình.
Mấy chục năm sống và làm việc ở hải ngoại, phải chạy đua với thời gian, công việc đầy nhàm chán của đời sống kỹ nghệ, tôi không muốn về Việt Nam để lặp lại những gò bó khó chịu đó nữa.
Trang 6 trong 100 trang