Tuy Gần Mà Xa - Áo Nâu Xưa

Nhà anh, nhà em
Tuy xa mà gần, tuy gần mà xa.
Quen nhau từ thưở mười ba
Đến năm mười sáu em đà xa tôi.
Kể từ dạo ấy chia phôi
Em đi biền biệt không lời hỏi thăm
Tìm em suốt mấy mươi năm
Nếu em còn đó cho xin số nhà
Nếu tiện thì cho số phone
Nhớ thương, thương nhớ vẫn còn người ơi.
Vì sao gọi "TRONG Nam, NGOÀI Bắc", "VÔ (VÀO) Nam, RA Bắc"? - Sưu tầm
Thực tiễn lịch sử ghi dấu ấn trong ngôn ngữ, rất đặc biệt, không thể thay đổi.
1/ Cách gọi “trong Nam, ngoài Bắc,” “vô/vào Nam, ra Bắc” bắt nguồn từ danh xưng ĐÀNG TRONG / ĐÀNG NGOÀI vào thế kỷ 17 & 18.
Trong Tiếng Việt, khi chúng ta nói “TRONG” tức là từ vị trí trung tâm so với bên “NGOÀI”; bao giờ “TRONG” cũng có vai vế hơn (về mặt thực tiễn) so với “NGOÀI.” Ta nói “trong kinh thành, ngoài biên ải,” chớ không ai đi phân định “trong biên ải, ngoài kinh thành” hết.
Chờ Em - Áo Nâu Xưa
Thu đi, Đông đến, Xuân về
Hạ buồn vắng tiếng ve sầu ngân vang
Người xưa đã vội sang ngang
Người còn ở lại miên man nỗi buồn.
Chờ ai chờ đến bao giờ
Kể từ dạo ấy tuổi còn thơ ngây
Trời chiều ngã khuất về Tây
Đèn khuya soi bóng vẫn còn chờ em.
Câu chuyện hy hữu chấn động tâm can, xúc động lòng người - Thầy Hồ Thành Huân sưu tầm
Tha thứ cho bản thân mình có lẽ là một việc không mấy dễ dàng khi người ta cứ dằn vật và đau khổ mãi về quá khứ đau thương. Câu chuyện xúc động dưới đây sẽ cho bạn hiểu, ai cũng có thể thay đổi nếu chưa trút hơi thở cuối cùng.
Vào những ngày cuối năm 2002, trên các trang báo của Ý đã xuất hiện một thông báo tìm người rất đặc biệt:
Ngày 17/5/1992,
Ở bãi đậu xe đường số 5, khu thương nghiệp thành phố Avenue, một người phụ nữ da trắng bị một chàng trai da đen cưỡng hiếp.
Trâu trong Tục ngữ, Ca dao - Phạm Văn Thế (MS-K2) Sưu tầm
Rồi thì năm con Chuột cũng qua đi, mang theo những tàn phá khủng khiếp cùng với những đau đớn, mất mát mà dân miền Trung phải chịu đựng. Những cơn bão đi rồi đến, những trận sạc lỡ đất đai như những cơn đại hồng thủy đã vùi dập vùng đất nghèo nàn không thể nào nghèo nàn hơn nữa. Không phải chỉ có thế. Dịch cúm tàu đã gieo biết bao sợ hãi cho tất cả người dân ba miền và cho toàn thế giới. Năm con Trâu đã tới, cũng như niềm hy vọng đang tới. Hy vọng mọi sự sẽ tốt đẹp hơn. Hy vọng để sống. Và trong niềm hy vọng đó, chúng ta trong khoảnh khắc thiêng liêng đón chào xuân đến. Gắng mà vui bên chén trà với mùi hương lài, hương cúc, cùng nhấm nháp vài miếng mứt bí, mứt gừng mà tản...
Xuân Về Nơi Đồn Vắng - Trần Văn Hai
Đồn vắng chiều Xuân nhớ dáng ai
Ba lô gối mộng suốt canh dài
Nhớ cô thôn nữ màu áo Tím
Tựa cửa chờ ai mắt lệ mờ.
Xuân đến, Xuân đi, Xuân lại đến
Bao lần hứa hẹn mãi chờ mong
Em cô gái nhỏ ngày xưa ấy
Lỗi hẹn chiều Xuân bóng một người.
Chúc Xuân - Hai Râu
Tý đi – Sửu đến – Xuân về.
Tân Xuân kính chúc mọi nhà yên vui.
Dâu hiền, rể thảo sánh đôi,
Cháu con sum họp đón mừng Xuân sang.
Thôn Nông Lâm Súc mọi đàng
Thầy – Trò họp mặt cạn ly vơi đầy.
Tình xưa nghĩa cũ còn đây
Vui Xuân kính chúc Cô Thầy vạn an.
Đồng môn bạn cũ hân hoan.
Đón mừng Xuân mới an khang vững bền.
Năm Tân Sửu nói chuyện Trâu - Thầy Huỳnh Kim Ngọc
Là người Việt Nam không ai xa lạ với con trâu. Trâu là một trong những gia súc gần gủi, yêu thương nhất của nhà nông. Qua ca dao, tục ngữ, thơ văn, hội họa, điêu khắc, âm nhạc, con trâu đã ghi dấu ấn sâu đậm trong nền văn hóa Việt Nam từ bao ngàn năm nay và mãi mãi sau này.
1- Con Trâu và nhà nông trong Ca dao
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Chúc Xuân Tân Sửu - Phạm Văn Thế
Chúc Xuân Tân Sửu
Chuột đi, Trâu tới gần kề.
Mừng Xuân hớn hở từ quê đến thành.
Mai vàng đàn bướm vờn quanh,
Hoa đào trong nắng trên cành lẳng lơ.
Trang 13 trong 104 trang