alt{jcomments on}Phần I
 
Không biết tự bao giờ mình trở nên lẩm cẩm quá, chuyện hiện tại thì quên trước quên sau, chuyện quá khứ, chuyện người, chuyện ta thì nhớ rõ nồm nộp. Tuổi đời thì mới 62, chưa phải già lắm.
 
Thôi thì xin phép quí Thầy-Cô, các bạn đồng môn cho phép tôi kể lại những câu chuyện cũ dưới mái trường NLS/BD dấu yêu của một thời "ngày xưa hoàng thị”, hay thì ít dở thì nhiều, thỉnh thoảng có lấn sâu chút đỉnh trong các câu chuyện "thâm cung bí sử", e rằng thời gian không còn bao lâu nữa.
 
Ngàỵ... tháng... năm…
 
Cuối tuần bọn chúng tôi thường hay gọi điện thoại hỏi thăm sức khoẻ của quí Thầy-Cô hay bạn đồng môn, nhắc lại những câu chuyện vui buồn thời đi học. Mỗi lần kể câu chuyện gì đó làm chị Nguyễn Thị Lang (CN-K1 và Huấn-Sự) ngạc nhiên, thích thú, chị hay dùng từ "NỒI ĐỒNG ƠI" hoặc Hồng Ngô (CN1/K2) "MÈN ĐÉT ƠI" làm cho tôi ngạc nhiên và thích thú.
 
Nếu các bạn sinh trưởng tại Bình Dương, sống ở vùng quê thì đây là những từ ngữ chất phát chân thật của những người dân vùng nầy. Chính những từ ngữ nầy đã kéo tôi trở về quá khứ. Cám ơn hai bạn nhiều lắm.
 
Ngày... tháng... năm…
 
Tháng 10 niên khoá 68-69, trường trung học Nông Lâm Súc Bình Dương chính thức khai trương ngôi trường mới, một dãy lầu, 8 phòng học. Bọn chúng tôi hai lớp 10 đầu tiên(CN+MS) dọn gánh qua đó. Lúc đó chúng tôi còn mặc áo trắng quần xanh hay đen(nam) áo dài hay áo ngắn (nữ). Sau đó vài tháng, trường đổi sang đồng phục áo NÂU.
 
Tất cả phòng học đều mới toanh, cửa kiếng chắn gió... Ngay cả ghế ngồi cũng khác hẳn, thẻ học sinh đổi thành thẻ học viên...
 
Một hôm, đang đánh bóng chuyền ngoài sân với đám bạn Châu đen, Nguyễn Văn Huyền... Tôi nghe một tiếng cạch và: mầy dọt đi không thìbể....!?. Nhìn lại thì thấy Huỳnh cẩm Đa, Đặng thành Quan đang nói chuyện với Lêvăn Ba (ba lém). Hai ngày sau, tình cờ tôi vào lớp sớm thấy Thầy Hiệu Trưởng Huỳnh Kim Ngọc đang đứng một mình trong phòng tay vuốt cửa sổ nơi tấm kiếng bị nứt, sau đó Thầy bỏ đi ra, gương mặt rất buồn. Bản tánh tò mò, tôi làm phóng sự điều tra: thì ra vào khoảng 10 giờ, trong lúc đổi giờ học Ba lém ở dưới sân phía sau dãy phòng học chổ để xe, ném lá thư tình không biết cho aỉ…!? lên phòng học trên lầu (MS?). Lần thứ nhất lá thư cuộn tròn không lên tới, không biết ai đưa sáng kiến cuốn lá thư đóvào viên đá ném lên, kết quả làm tấm kiếng cửa sổ bị nứt. Không biết có cô nào đó học lớp MS của Kim Chung, Thu Hà, Út finish biết không?
 
Ngày... tháng... năm…
 
Hình dáng cao to, da ngâm đen, thích các môn thể thao Lâm minh Châu (Châu đen) đã đưa trường chúng ta từ vô danh tiểu tốt trở thành địch thủ đáng gờm đối với trường bạn Trịnh Hoài Đức. Từng đạt danh hiệu vô địch bóng tròn học sinh toàn tỉnh. Mỗi lần đi thi đấu với các đội bóng trong tỉnh(học sinh lẫn dân sự) thì bạn Lê hoàng Điệp phải vất vả rất nhiều, trong lúc các bạn khác ra chơi thì Hoàng Điệp phải ngồi lại để thêu cho xong lá cờ lưu niệm cho đội bóng. Mỗi lúc các cuộc đá banh giao hữu càng nhiều thì Điệp không thể nào đáp ứng nỗi, không biết lúc Châu đen chở Hoàng Điệp về nhà có cằn nhằn dữ không?
Bỗng một hôm ngang qua khu nông trại, nhìn vào khu nhà kho nông xưởng để chiếc máy kéo Johndeer, những bàn ghế bị hư chờ sửa chửa, không biết ai nảy ra sáng kiến: tụi mình tháo mấy mặt bàn, cưa hai, đánh vẹc ni và sơn chữ như những tấm tranh sơn mài thì số dách. Không biết đây là sáng kiến của ai vậy Đặng hữu Lợi, Lê hữu Tín hay của Ba lém...!?.
Thế là Hoàng Điệp rảnh rang, nhưng không biết có giận hờn gì Châu đen không, sau đó đã đổi tài xế khác (cái nầy phải hỏi Nguyễn văn Rạng...!?)
 
Ngày... tháng... năm…
 
Nhân chuyến đi thăm con gái đang làm việc tại Cali, gặp lại hai vợ chồng Nghĩa+Phụng. Trong buổi tiệc tối tại nhà Nghĩa, Nghĩa có giới thiệu một vài bạn mới dân NLSBD với nhau:
 
- Anh Hai nhớ tôi không?
 
Mấy mươi năm gặp lại, bạn lại không cùng lớp mà nhìn nhau, nhớ được tên họ thì rất phục.
 
- Bạn cho tôi cho một giây nhé. OK, bạn có thể kể cho tôi nghe về câu chuyện tình của bạn và Woòng Chiêu Anh được không?
 
- Hả...!! sao anh biết được chuyện đó?
 
-Như vậy tôi không cần nói tên của bạn rồi nhé.
 
Người bạn, tôi gặp tại nhà in của Nghĩa vào buổi trưa cũng ngạc nhiên không kém, khi bạn ấy hỏi tôi câu hỏi tương tự.
 
Nhìn bạn khoảng một giây tôi nói:
 
-Giữa bạn và Phú chùa, ai là người đã chiếm được cảm tình của bạn Nguyễn Thị cẩm Vân?
 
Qua câu chuyện lẩm cẩm của người khác, nhất là nhắc lại tên của người đẹp Woòng Chiêu Anh học K3-CN (?) nhà ở gần khu miếu Tử Trận, không biết anh chàng nào đi theo cô nàng ra làm sao và có dính vào câu chuyện vì màu-cờ-sắc-áo giữa hai trường hay không, lần đó Thầy Nguyễn Thượng Hạng phải đóng vai sứ-giả hoà bình lên tận trường Mỹ-Thuật Bình Dương hòa giải. Lý do xãy ra chiến tranh là vì có một bạn NLSBD bị dân Mỹ Thuật đánh hội đồng, lột áo NÂU treo trên cột cờ trường họ...!?
 
 
Ngày... tháng... năm…
 
Bắt đầu niên khóa 68-69 trường trung học NLS/BD có hai cấp: cấp 2 (6-9) cấp 3(10-12). Hai lớp 10 đầu tiên của trường gồm ban MS-CN. Từ đó Ban giám hiệu đã gợi ý cho các học sinh bầu BĐD cho mình qua hình thức tranh cử Liên Danh, các học sinh đi bầu Dân Chủ-Tự Do để chọn BĐD cho mình.
 
Đây là bài học đầu tiên không biết vô tình hay cố ý của BGH tập cho học sinh mình hiểu được quyền lợi, nghĩa vụ, tự do dân chủ trong việc xử dụng lá phiếu của mình để bầu người đại diện, chắc chắn các trường trung học bạn không có...?
 
Ngày... tháng... năm…
 
Sau khi đã bầu bán xong BĐD học sinh, BGH trường cố vấn cho BĐD chương trình sinh hoạt cho toàn thể học sinh trong chủ đề: Học tập, Tác phong, Kỷ luật v…v…
 
Về kỷ luật nhà trường đưa ra nội qui: tóc dài-tóc ngắn, không được chạy xe trong sân trường (dẫn bộ)….
 
Thầy Trịnh xuân Tài có bộ râu mép, tướng mập mạp, giọng nói Bắc Kỳ đanh thép giữ chức vụ Giám Học đầu tiên đã duy trì rất tốt kỷ luật, học sinh đứa nào cũng ngán Thầy.
 
Tiếp theo là Thầy Lại ngọc Đức(học sinh đặt cho Thầy biệt hiệu Đức hít-le để phân biệt với Thầy Trần hồng Đức( Đức đờ-gaul) thay thế Thầy Tài trong chức vụ Giám Học.
 
Một hôm, trong giờ dạy Văn của Thầy Trần Nhật Tân, đang thao thao bất tuyệt (không biết lúc đó Thầy có làm chai bia con cọp nào chăng…!? và hút bao nhiêu điếu thuốc Basto xanh..?) có tiếng gõ cửa bên ngoài, Thầy rất bực bội vì đang hứng mà phải ngưng giảng.
 
- Xin lỗi Thầy cho tôi được vào kiểm soát tóc dài của học sinh
 
- Thế thì còn tôi thì sao...!?
 
Thầy Đức khựng lại, vì câu nói của Thầy Tân, lí do dễ hiểu thầy Tân để tóc dài, điều nầy làm cho Thầy Đức rất khó xử khi đi kiểm soát tóc tai học sinh vì bị chất vấn đủ điều.
 
Ngày... tháng... năm…
 
Tôi không biết giờ thực hành nông trại tại gia của ban MS và CT như thế nào, riêng đối với ban CN chúng tôi thì rất vất vả cả Thầy lẫn Trò. Chúng tôi phải chia nhiều toán nhỏ năm ba đứa hay nhiều hơn cùng toán, tìm đất thực hành những bài học ở trường qua sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn Thượng Hạng hay Thầy Trần Tấn Miêng… Từ đó đã tạo nên môi trường gắn bó, tình nghĩa sâu đậm giữa Thầy-Trò, mãi đến ngày hôm nay vẫn không thay đổi. Không biết Thầy Hạng, Thầy Miêng và các Thầy khác khi đi chấm điểm môn thực hành nông trại tại gia có còn giữ được nhiều kỷ niệm hay hồi hộp khi các học trò của mình đưa các Thầy vào các vùng mất an ninh hay không?
 
Những buổi tiệc nho nhỏ, bánh tráng cuốn khoai mì, hoặc lúc thu hoạch cải chìa, luộc miếng thịt ba rọi, rau thơm, chấm với mắn nêm… một vài ly rượu đế đưa cay, cả Thầy lẫn Trò tuổi đời không cách biệt bao nhiêu đã đi vào Huyền-Sử NLS/BD chúng ta. Hình như từ khoá một đến các khoá sau, không có em nào bị rớt hoặc điểm xấu môn THNT/TG.
 
Ngày... tháng... năm…
 
Song song với chương trình thực hành nông trại tại gia của các ngành CN, MS, CT. Nhà trường còn tổ chức thêm các đoàn Nông Gia Tương Lai nhằm rèn luyện thêm kỹ năng, sinh hoạt tập thể cộng đồng (không biết có phải vì các học sinh mình là dân tứ xứ đến học không?. Nhà trường tạo điều kiện để tránh các em khỏi xa ngã hay buồn chán lúc xa nhà...!?)
 
Sau nầy, tôi có dịp tiếp xúc với Thầy Hiệu Trưởng Huỳnh kim Ngọc, thì chương trình NGTL có tên tiếng Anh: Farmer of the future (?) nhằm mục đích tạo điều kiện và môi trường cho các em học sinh NLS/VN được gởi đi thực tập tại Mỹ vào các kỳ nghỉ hè tại các nông trại của họ miễn phí di chuyển và sinh hoạt khi đi thực tập. Tiếc thay ước mơ của Thầy Ngọc đã không thực hiện được và ngành NLS chúng ta mất đi cơ hội phụng sự cho đất nước.
 
còn tiếp...
 
HAI RÂU - CN 68