Cách đây vài năm, khi tôi đang còn chủ trương một chương trình có tính cách thiện nguyện và phải trang trải và chi tiêu rất nhiều cho chương trình này, trong khi không có sự trợ giúp nào từ phía chính phủ cả, tôi đã suýt bị “stroke” và chấm dứt cuộc đời ở đây, nếu không có Thiền.
Buổi tối hôm đó, tôi đang ngồi ở nhà, lo lắng khủng khiếp về số tiền mà mình phải chi gấp cho tiền nhà, tiền điện thoại, cũng như một số tiền linh tinh khác hầu giữ cho chương trình được tiếp tục, bất ngờ tay chân tôi tự nhiên rung giật khác thường.
Mới đầu là rung nhẹ, sau giật liên hồi, không kiểm soát được nữa. Bắp thịt miệng tôi cũng giật luôn. Tôi hốt hoảng, cố gọi người con trai bằng một loại âm thanh đứt quãng của mình. May mắn cho tôi là anh con trai tôi vừa đi ngang qua, nhìn thấy tôi đang rung giật, vội gọi cậu em và hai anh em hốt hoảng chở tôi vào ngay bệnh viện UCI cấp cứu.
Ngay lúc đó, tôi cố gắng kiềm chế không cho tay chân rung giật, nhưng cơ thể tôi đã bắt đầu bất tuân lệnh, tôi đành chấp nhận các cơn run rẩy liên tục. May mắn cho tôi là trí óc còn tỉnh táo.
Trong tình hình nguy kịch ấy, tôi chợt nhớ đến Thiền! Tôi nghĩ chỉ còn phương cách này mà thôi, vì từ nhà đến bệnh viện, khiêng ra khiêng vào cũng bao nhiêu phút, có thể từ liệt đến chết. Nhớ đến điều đó, tôi bình tĩnh ngay và bắt đầu hít thở thật dài, thật sâu. Tôi nhắm mắt lại, mặc cho hai ông con trai lo bế ra xe, nổ máy và chạy đi, tôi chỉ tập trung tư tưởng, và hít thở theo Thiền. Từ từ hít vào bằng mũi, theo dõi hơi thở mình tới bụng, ngưng lại ba giây (đếm thầm 1,2,3), rồi từ từ thở ra, cũng thật chậm. Tôi cứ làm thế, không màng đến ngoại cảnh, chỉ trừ khi bác sĩ hỏi vài câu hỏi thì trả lời, sau đó, thì mặc họ, chụp phim X-Ray tại chỗ, rồi qua MRI, rồi Siêu âm, chích nước biển…Cứ xong một việc, tôi lại nhắm mắt, hít thở. Suốt đêm như vậy, tôi không suy nghĩ gì, để cho óc não thoải mái, không tạp niệm, không run sợ, không lo âu, không phỏng đoán bất cứ điều gì. Trong óc tôi, chỉ có một tư tưởng chạy qua chạy lại: “Bình tĩnh, không nghĩ gì hết, tập trung tư tưởng hít thở. Hít vào. Nén hơi, 1,2,3...Thở ra…Hít vào.”
Cứ thế, tôi dần dần đi vào giấc ngủ nhẹ nhàng (một phần có lẽ (?) bệnh viện cho tôi thuốc ngủ chăng?). Đến nửa đêm tỉnh giấc, tôi lại tiếp tục hít thở...Hít vào…thở ra…trong khi tay chân vẫn để xuôi thẳng theo thân người. Rồi lại ngủ. Đến sáng hôm sau, khoảng 11 giờ, thì bác sĩ trực đến, cho tôi biết là chẳng có gì quan trọng cả, chỉ là một cơn “stroke” nhẹ, đã qua khỏi rồi. Tôi hỏi ý kiến ông về việc tôi hít thở, tập trung tư tưởng, hít vào, nén hơi, rồi xả ra...Ông bác sĩ người Mỹ giật mình, nhìn tôi: “A! Tôi biết rồi! Ông làm đúng đó! Ông đã Thiền để tự cứu mạng mình! Nếu ông không làm như thế, thì bây giờ ông đã gặp khó khăn rồi!” Bác sĩ còn cho biết cơn “light stroke” (Xuất huyết não nhẹ) đến trước, báo động cho cơ thể biết là nó sắp tấn công cơn thứ hai, mạnh hơn và đưa đến tử vong hoặc bại liệt! Nếu tôi tiếp tục lo lắng, sợ hãi, không biết Thiền thì nhất định một cơn nữa sẽ dứt điểm!
Sau này, tôi đọc trên Internet, thấy có lời khuyên của các Y Sĩ là khi có cảm giác sắp bị “nhồi máu cơ tim” (heart attack), thì việc đầu tiên cũng là ho vài cái rồi hít thở thật sâu và thật dài, tối thiểu 10 lần sẽ cứu được mạng. Triệu chứng bị “heart attack” được thể hiện dưới hính thức sau:
-Đau thắt tim.
-Cơn đau chạy từ tim đến dưới cánh tay trái. Nói “dưới” nghĩa là cơn đau buốt chạy phía dưới bắp thịt cánh tay trái.
-Hơi thở gấp rút, ngắn và giật.
-Mệt bất ngờ, lưỡi líu lại.
-Có thể muốn ói mửa.
Đó là những triệu chứng đầu tiên báo hiệu có thể có một cục máu bầm đang làm tắc nghẽn máu về tim, làm trái tim phải đập mạnh tối đa để làm tròn phận sự của nó là đẩy cục máu ra khỏi chỗ kẹt, nhưng vì không thể làm được chuyện đó, nên tim đành đứng lại.
Cò n xuất huyết não, có thể một (hay tất cả) các triệu chứng sau:
-Mệt bất ngờ, lưỡi có thể líu lại, nói lăng nhăng, lắp bắp.
-Mất thăng bằng.
-Tê liệt một phần thân thể, tê một bên mặt.
-Có những cử động bất thường.
-Nhức đầu khủng khiếp.
Theo nguyên tắc bảo vệ sức khỏe, nếu thấy những triệu chứng này, lập tức gọi cấp cứu, bất kể đang ở đâu, đang làm gì. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp, việc tự gọi không thực hiện được, vì ở xa máy điện thoại, hoặc tay chân run giật, ngã lăn xuống đất, hoặc đang lái xe…Vậy, phương pháp duy nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất trong khi chờ chữa trị là Thiền.
Thực hiện Thiền rất đơn giản, gồm hai việc: xả bỏ và tập trung hít thở.
-Xả bỏ: lập tức bỏ qua mọi suy nghĩ, lo âu, và tự mình “nói” (trong đầu) với mình là “không nghĩ gì hết, không nghĩ gì hết, không nghĩ gì hết, xả bỏ, xả bỏ, xả bỏ…”
-Tập trung hít thở: Trước hết là nhắm mắt lại, tay chân ở đâu, để đó, hít vào thật chậm, theo dõi hơi thở qua mũi, dồn xuống phía dưới bụng, nén hơi, đếm 1,2,3 rồi từ từ thở ra, theo dõi hơi thở đang đi qua mũi. Cứ thế mà lặp đi lặp lại nhiều lần. Trường hợp đang lái xe, mà thấy có triệu chứng gì bất thường như trên, lập tức tấp xe vào lề đường, bật đèn báo động lên, và nhắm mắt hít thở…Nhất định sẽ tự cứu được mạng sống mình.
Trong cuộc sống hiện tại, là một con người, ai không phải suy nghĩ. Người có cuộc sống đơn giản cũng suy nghĩ về ăn uống, sinh hoạt, nghĩ về gia đình, vợ chồng con cái. Người hay suy tư thì luôn nghĩ về ý nghĩa cuộc đời. Kẻ làm thương mại thì luôn luôn tính toán…Khi suy nghĩ, suy tư, tính toán mà có tìm ra giải pháp, thì cơ thể vẫn chấp nhận được. Các nhà toán học, khoa học, triết học, chính trị gia luôn suy nghĩ. Nhưng nếu cường độ suy nghĩ tăng lên đến một độ cao, hầu như không nghỉ ngơi bất cứ lúc nào mắt mở (có khi ngủ cũng vẫn suy nghĩ), mà nếu cảm thấy không tìm ra giải pháp, thấy “bí”, cùng đường tắc lối, thì có thể hệ thống thần kinh não bộ chịu không nổi, phải phản kháng lại, và lúc đó, sẽ gây rối loạn, hoặc biến thành trầm cảm, hoặc xuất huyết não. Trước khi biến thành trầm cảm, có thể có một giai đoạn bị “sự kích thích tấn công” (anxiety attack).
Điều này có khi nguy hiểm hơn bị nhồi máu cơ tim, vì nếu bị nhồi máu cơ tim mà chữa được, chỉ việc nghỉ ngơi, ăn uống cẩn thận trở lại, thì hết bệnh. Còn nếu bị “sự kích thích tấn công”, hậu quả sẽ rất lâu dài và khó chữa. Người bệnh luôn nhức đầu, thấy có “cái gì” chạy qua chạy lại trong đầu, tim luôn đập nhanh, ngủ hay giật mình, hoảng hốt, sợ hãi hoài, sợ chết, sợ bệnh, sợ đau, sợ cô đơn, sợ bị vợ chồng, con cái bỏ rơi, sợ mất việc...và sức khỏe xuống thê thảm. Không còn cử động mạnh và nhanh được, lúc nào cũng nghi tim mình có vấn đề, ăn uống không ngon, mất hứng thú xem phim, nghe nhạc, đọc báo. Nói chung là biến thành trầm cảm, suốt ngày lừ đừ, đặt đâu ngồi đấy, rồi chờ chết! Đi khám bệnh, thì sẽ không thấy toa nào ngoài các toa thuốc an thần, có tính chất gây nghiện. Nếu uống vào thì khỏe, không uống thì nhớ, rồi uống hoài, uống hoài…Ghiền!
Vậy, làm sao trị được hoặc ngăn chặn được hai căn bệnh này mà không dùng thuốc: Thiền! Nếu phối hợp được với các phương pháp khí công khác, như Yoga, Tài Chi, Hồng Gia, thì sức khỏe sẽ hồi phục nhanh hơn. Ngoài ra, nếu bệnh nặng, cần thêm rất nhiều Vitamin B1, vì Vitamin B1 làm lợi cho tế bào não, giúp trí nhớ và giúp cho việc suy nghĩ không bị trở ngại.
Tuy nhiên, theo luật Đời và luật Trời, cuộc sống, tự nó, mang rất nhiều giới hạn. Không có gì vĩnh viễn, không có chi gọi là trường tồn. Vậy, muốn sống khỏe với thiên nhiên, cần giới hạn nhiều thứ, nhất là giới hạn suy nghĩ, bởi tế bào não là hệ thống tế bào duy nhất, chết đi rồi thì không sản sinh thêm như các loại tế bào khác. Lớp tế bào da này chết rồi (biến thành “ghét”) thì lớp khác sinh ra. Còn tế bào não, Trời sinh ra có bao nhiêu thì xài bấ y nhiêu, nế u mất đi rồi thì không có nữa. Nhiều nhà bác học về già thành lẩm cẩm, mất trí nhớ. Khoa học gia Einstein, một hôm ngồi xe lửa, để rơi cái mũ trên đầu gối xuống đất. Một cô gái ngồi bên canh nhặt lên và để lại trên đầu gối ông như cũ. Ông quay qua, cám ơn và hỏi cô bé họ gì. Cô bé trả lời: “Dạ, thưa ba, con có họ là Einstein.”
Chu Tất Tiến
Dưới đây là bài viết của Bác Sĩ Trần Đình Hoàng về những điều căn bản liên quan đến triệu chứng Tai Biến Mạch Máu Não (TBMMN)
Hỏi: Tai Biến Mạch Máu Não (TBMMN) là bệnh gì?
Đáp: TBMMN tiếng Anh gọi là stroke hay cerebrovascular accident (CVA) xảy ra lúc mạch máu đem dưỡng khí và chất dinh dưỡng đến nuôi não bị vỡ ra hay nghẽn lại. Lúc não thiếu máu như vậy, dưỡng khí sẽ bị thiếu và tế bào não sẽ chết đi.
Hỏi: Bệnh TBMMN có thường xảy ra không?
Đáp: Hàng năm tại Hoa Kỳ có khoảng 730,000 trường hợp mới của bệnh TBMMN. Theo thống kê năm 2000 ở Úc, mỗi năm có 12,000 người chết vì bệnh TBMMN so với 24,000 người chết vì bệnh tim. Càng lớn tuổi càng dễ bị TBMMN. Trên thế giới từ thập niên 70s, số tử vong do TBMMN giảm xuống còn 7% mỗi năm nhờ sự hữu hiệu của việc điều trị bệnh cao huyết áp.
Hỏi: Có dễ bị TBMMN lần thứ hai không?
Đáp: Rất dễ bị TBMMN lần thứ hai. Trong vòng 5 năm kể từ lần bị đầu tiên có đến 1/3 số người sống sót sẽ bị TBMMN lần thứ hai. Có nghĩa là 34% đến 50% (hay 1 trong 2 hay 3 người sẽ bị TBMMN lần thứ hai).
Hỏi: Bệnh TBMMN được phân loại như thế nào?
Đáp: Bệnh TBMMN đuợc chia thành nhiều loại chính dựa trên sự hư hại của mạch máu: mạch máu bị nghẽn hay mạch bị vỡ làm chảy máu trong đầu. Vì mỗi loại TBMMN có cách điều trị khác nhau cho nên các BS cần định bệnh sớm và xác định loại nào và nơi hư hại một cách chính xác. Loại nghẽn mạch máu gây ra sự thiếu máu đến não (tiếng Anh gọi là ischemic stroke) có thể do máu đông tại chỗ (thrombotic stroke), hay bị nghẽn vì cục máu chuyển đi từ nơi khác trong thân thể (embolic stroke).
53% TBMMN thuộc loại thrombotic stroke
31% thuộc loại embolic stroke
13% do chảy máu trong sọ
6% do chảy máu dưới màng nhện trong vỏ não.
Hỏi: Có bệnh nào gây ra chảy máu trong TBMMN?
Đáp: Mạch máu bị vỡ làm cho thiếu máu ở vùng não sau nơi vỡ và các tế bào não bị chết đi. Ngoài ra, máu chảy ra đông lại thành cục có thể đẩy lệch các cơ cấu của não và làm hư hại các chức năng của não bộ. Có 2 loại chảy máu trong đầu: một là chảy máu dưới màng nhện; hai là chảy máu trong sọ. Loại chảy máu dưới màng nhện có thể do bệnh mạch lựu (nở động mạch- aneurysm) hay do tật động tĩnh mạch bẩm sinh - arteriovenous malformations (AVM).
Hỏi: Xin mô tả các triệu chứng báo hiệu bệnh TBMMN
Đáp: BS của quí vị có thể tìm thấy các dấu hiệu cho thấy quí vị dễ bị TBMMN. Quí vị cũng có thể được báo hiệu bởi các triệu chứng của bệnh TBMMN như sau:
1. Tự nhiên thấy yếu, tê rần hay liệt tay chân hay mặt nhất là nếu bị một phía của thân thể.
2. Mất khả năng nói hay khó nói hay không hiểu ngôn ngữ.
3. Đột nhiên mất thị giác nhất là ở một mắt.
4. Đột nhiên nhức đầu dữ dội không có nguyên nhân.
5. Đột nhiên chóng mặt, mất thăng bằng.
Hỏi: Thế nào là cơn thiếu máu tạm thời (TIA: transient ischemic attack)?
Đáp: Khoảng 1/3 các trường hợp TBMMN được báo hiệu trước bằng cơn thiếu máu tạm thời, tiếng Anh gọi tắt là TIA (Transient Ischemic Attack). TIA có thể xảy ra trước TBMMN vài ngày, vài tuần hay vài tháng. TIA xảy ra do sự tạm thời ngưng cung cấp máu lên não. Triệu chứng thường ngắn hạn từ vài phút đến vài giờ. Chẳng hạn quí vị đột nhiên thấy yếu tay hay yếu chân rồi tự nhiên triệu chứng biến mất. Đó là triệu chứng báo hiệu quan trọng, quí vị phải đi khám BS ngay.
Hỏi: Có liên hệ gì giữa thuốc ngừa thai và bệnh TBMMN?
Đáp: Thuốc ngừa thai đặc biệt là loại chứa nhiều estrogen làm tăng gia hiểm nguy đông máu có thể gây ra bệnh TBMMN, nhất là ở phụ nữ trên 30 tuổi.
Hỏi: Các yếu tố gây bệnh TBMMN?
Đáp: Có nhiều yếu tố gây hiểm nguy của bệnh TBMMN như tuổi tác, tính phái, sắc dân và bệnh sử gia đình.
Càng lớn tuổi càng dễ bị TBMMN; 2/3 các trường hợp xảy ra ở người trên 65 tuổi. Bệnh TBMMN xảy ra ở đàn ông 25% nhiều hơn đàn bà. Người Mỹ da đen bị TBMMN nhiều hơn người da trắng.
Tuy nhiên có nhiều yếu tố có thể giảm bớt việc gây bệnh TBMMN như chữa trị bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường, không hút thuốc lá, giữ cho người không quá mập, tăng gia thể dục thể thao, ăn uống điều độ, giảm cholesterol hay tránh thuốc ngừa thai ở phụ nữ dễ bị đông máu.
Hỏi: Các phương pháp mới để định bệnh TBMMN?
Đáp: Trong bệnh TBMMN, định bệnh sớm và chính xác rất quan trọng. Các phương cách định bệnh hiện đại sau đây được dùng để định bệnh TBMMN:
2. Hình MRI (Magnetic Resonance Imaging) giúp xác định chính xác vị trí hư hại trong bệnh TBMMN. Hình rất bén nhậy cho nên thường dùng trong các bệnh TBMMN từ các mạch nhỏ.
3. MRA (Magnetic Resonance Angiography) để tìm xem nơi chảy máu và phân loại.
6. Xenon CT scan dùng để đo lưu lượng máu trong não.
7. Radionuclide SPECT Scanning dùng chất phóng xạ để đo lưu lượng máu trong não.
8. Hình chụp mạch máu não có thể cho biết tình trạng của các mạch máu não.
Bác sĩ Trần Đình Hoàng